Shield LCD Keypad Serial (chipFC)

Từ ChipFC Wiki
Phiên bản vào lúc 13:15, ngày 10 tháng 8 năm 2014 của Thophi (Thảo luận | đóng góp) (Mô tả các chân kết nối)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Editor.png

Bài viết này đang được phát triển hoặc chỉnh sửa lớn.
Bạn có thể đóng góp để bài viết hoàn thiện hơn.
Sau khi chỉnh sửa xong thông báo này sẽ được gỡ bỏ.

Giới thiệu

  • Shield LCD&Keypad là một board mạch shield mở rộng cho Arduino, tương thích hoàn toàn với Arduino và cả ChipPRO, ChipUNO... của ChipFC.
  • Shield LCD&keypad cung cấp cho board Arduino của bạn một màn hình kí tự 16x2 hoặc 8x2, giúp bạn dễ dàng hiển thị dữ liệu, những con số, những dòng chữ thậm chí là cả những kí tự kì dị do chính bạn vẽ nên, có người đã thử làm game đua xe ở trên màn hình này và đã thành công. Ngoài ra còn hệ thống nút nhấn 5 hướng và một nút đơn cho phép bạn tạo đầu vào cho bo, làm tay chơi game ... Nguyên lý điều khiển đơn giản, thư viện code mẫu ví dụ được ChipFC cung cấp sẵn giúp bạn tiếp cận và sử dụng nhanh nhất.
  • Ngoài ra Shield LCD&Keypad còn tích hợp sẵn một đầu nối UART và một đầu nối I2C giúp bạn có thêm lựa chọn để mở rộng ứng dụng của mình.
  • Một số ứng dụng với Shield LCD&Keypad như: hiển thị các giá trị của cảm biến, làm game, ghi chữ tỏ tình, làm bar nhảy theo nhạc, ...

ShieldLCD&KeypadTop8x2.jpg ShieldLCD&KeypadTop16x2.jpg ShieldLCD&KeypadBot.jpg

Đặc điểm

  • Shield hoàn toàn tương thích với Arduino và các loại bo Arduino do chipfc phát triển như ChipiUno, ChipiPro
  • Điện thế hoạt động: 5V, thường lấy nguồn từ bo Arduino
  • Có thể gắn 1 màn hình lcd ký tự 16x2 hoặc 1 lcd ký tự loại 8x2, lcd sẽ được đi kèm vói sản phẩm
  • Có biến trở điều chỉnh độ tương phản cho LCD
  • Thiết kế hỗ trợ bật tắt ánh sáng n nền cho màn hình LCD
  • Nút nhấn đa hướng và một nút nhấn đơn được thiết kế tiện tay sử dụng
  • nút nhấn đa hướng và một nút đơn được sử dụng đọc qua một chân analog nên không tốn nhiều chân của Arduino
  • Hỗ trợ khe cắm giao tiếp UART và I2C cho những ứng dụng cần thêm

Shieldlcd&keypadvidu1.jpg

Mô tả các chân kết nối

ShieldLCD&Keypad Sodochan.png ShieldLCD&Keypad Sodonguyenly.png

Kết nối chân tới Arduino
Thứ tự chân Tên gọi Loại Mô tả
1 Key_ADC Input Analog Tín hiệu giá trị của các nút nhấn, được đọc theo chia áp adc
2 LCD_CLK Output Tín hiệu SPI clock điều khiển LCD
3 LCD_SDI Output Tín hiệu SPI data_In điều khiển LCD
4 LCD_LAT Output Tín hiệu SPI Latch điều khiển LCD

Sử dụng

Cách nối với một bóng đèn đơn giản như sau

ShieldRelay ketnoiden.jpg

Bạn có thể tải về một chương trình mẫu dùng để test shield relay tại đây


Dưới đây là một ví dụ mẫu tự động tắt/mở relay.


/**
 * Tự động bật relay
 * Sử dụng kết hợp với Chipiuno của chipfc
 * 
 * Viết bởi: Thophi
 * Tham khảo tại http://chipfc.com/
 */


byte relayPin = 3;  //Mô đun relay1 nối với chân 3 của Arduino

boolean state = true;  //Biến trạng thái cho relay

void setup(){
  pinMode(relayPin,OUTPUT);  //Relay là output
}

void loop(){
  digitalWrite(relayPin,LOW);
  delay(1000);  
  digitalWrite(relayPin,HIGH);
  delay(1000);
}


Dưới đây là một ví dụ mẫu bật đèn tự động khi trời tối


/**
 * Tự động bật đèn
 * Sensor là module Chipi-Light Sensor, bộ điều khiển đèn là ShieldRelay của chipfc 
 * Sử dụng kết hợp với Chipiuno, Shield Relay và Shield Base của chipfc
 * Sử dụng mô đun ChipI-relay như một cộng tắc, sử dụng 2 chân COM và NO
 * Viết bởi: Thophi
 * Tham khảo tại http://chipfc.com/
 */

byte sensorPin = A0;  //Cảm biến gắn với chân A0 của Arduino
byte relayPin = 3;  //relay1 nối với chân 3 của Arduino

int edge = 500;  //Độ nhạy này do bạn tùy chỉnh
void setup(){
  pinMode(sensorPin,INPUT);  //Nút nhấn là input
  pinMode(relayPin,OUTPUT);  //Loa bíp là output
  digitalWrite(relayPin,LOW);  //Mặc định là tắt đèn
}

void loop(){
  if(analogRead(sensorPin) < edge) digitalWrite(relayPin, HIGH);  //Nếu cảm biến đọc về thấp hơn giá trị định trước thì bật đèn
  else digitalWrite(relayPin,LOW);  //Không thì tắt đèn
  delay(3000);  //Dừng xử lí trong 3s hoặc hơn
}

Các rắc rối có thể bạn gặp phải

Kết nối phần cứng chưa đúng ==> kiểm tra và kết nối lại cho đúng, nhớ la relay hoạt động như một công tắc điện nên mắc nối tiếp với thiết bị

Nguồn cung cấp có đủ để kích hoạt relay, nên thay bằng một trong các nguồn chất lượng có điện áp khoảng 7.5 - 9V _Nguồn tham khảo

Tham khảo thêm

Ứng dụng mẫu điều khiển đèn điện qua internet (có video)

Ngoài ra bạn còn có thể làm hàng ngàn ứng dùng khác nữa dùng Arduino điều khiển shield relay này như: điều khiển động cơ, làm xe, điều khiển chốt cửa, điều khiển van bơm nước, điều khiển van khí ...