Bài 4: Vòng lặp trong Scratch

Từ ChipFC Wiki
Phiên bản vào lúc 12:17, ngày 28 tháng 2 năm 2018 của Sncarem (Thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm


Mục tiêu

  • Học sinh hiểu được nguyên lý của vòng lặp.
  • Học sinh nắm được cách sử dụng vòng lặp trong Scratch.
  • Học sinh có khả năng hiện thực một chương trình cho sẵn.

Nội dung chi tiết

Sửa bài tập về nhà

Giáo viên sửa bài tập về nhà: Vẽ hình lục giác đều 6 cạnh.

Đáp án: Mỗi lần di chuyển xoay 1 góc 60 độ, lập lại 6 lần. Chương trình gợi ý như sau

Hình 1: Chương trình vẽ hình lục giác đều 6 cạnh

Giới thiệu vòng lặp

Như chương trình ở trên, để vẽ hình lục giác đều, chúng ta cần phải lặp đi lặp lại 1 nhóm 4 câu lệnh như Hình 2. Các hiện thực như hiện tại tương đối dễ hiểu, tuy nhiên lại làm chương trình khá dài và rất khó để thay đổi cũng như mở rộng.

Hình 2: Các câu lệnh được lặp lại 6 lần khi vẽ hình lục giác

Để khắc phục vấn đề này, Scratch hỗ trợ câu lệnh lặp lại. Câu lệnh này nằm trong nhóm lệnh Điều khiển, có màu vàng, như mô tả ở Hình 3.

Hình 3: Câu lệnh lặp lại trong Scratch

Như chúng ta có thể thấy, mặc định câu lệnh này sẽ lặp lại 10 lần những gì được ghép bên trong nó. Do đó, chúng ta chỉ cần hiện thực một lần lặp và thay đổi giá trị 10 thành số lần lặp mà chúng ta mong muốn. Ví dụ, chương trình vẽ hình lục giác đều được hiện thực lại với 6 lần lặp như sau:

Hình 4: Vẽ hình lục giác bằng cách sử dụng vòng lặp

Chúng ta có thể thấy, chương trình được rút gọn đi rất nhiều. Và như đã trình bày ở trên, chương trình sử dụng vòng lặp có thể được thay đổi và mở rộng rất nhanh chóng.

Bài tập trên lớp

Bài 1: Hiện thực vẽ hình vuông sử dụng vòng lặp

Đáp án: Sử dụng 4 lần lặp, mỗi lần xoay góc 90 độ. Chúng ta chỉ cần thay đổi số lần lặp và góc xoay ở chương trình vẽ lục giác, là có được hình vuông.

Hình 5: Vẽ hình vuông bằng vòng lặp

Bài 2: Hiện thực vẽ hình tam giác sử dụng vòng lặp

Đáp án: Sử dụng 3 lần lặp, mỗi lần xoay góc 120 độ. Chương trình gợi ý như sau:

Hình 6: Chương trình vẽ hình tam giác bằng vòng lặp

Bài 3: Giáo viên cho học sinh xem một chương trình mẫu và yêu cầu hiệu thực lại

ví dụ như sau:

Hình 7: Chương trình mẫu vẽ hình trên Scratch

Thông qua bài tập này, giáo viên lưu ý lại với học sinh về màu sắc của mỗi câu lệnh để tìm kiếm theo nhóm. Trong chương trình này, có câu lệnh mới, , câu lệnh này có màu tím và nằm trong nhóm Ngoại hình, có tác dụng thu nhỏ hoặc phóng to nhân vật của chúng ta.

Bài tập về nhà

Giáo viên yêu cầu học sinh tìm kiếm những chương trình vẽ hình trên mạng để tham khảo và tự hiện thực lại bằng cách quan sát màu của các câu lệnh. Một ví dụ khác như sau:

Hình 8: Vẽ hình trên Sratch

Bài tập về nhà nâng cao

Để có thể vẽ được nhiều hoa văn đẹp, chúng ta cần tạo thêm 1 biến số có giá trị tăng dần sau mỗi vòng lặp. Để tạo được biến số, chúng ta vào nhóm câu lệnh Dữ liệu, nhấn vào nút Tạo biến số như Hình 9.

Hình 9: Trình tự tạo biến số trên Scratch

Một cửa sổ hiện lên để chúng ta nhập tên bên số. Sau khi tạo biến số thành công, một số mảnh ghép mới sẽ được tự động sinh ra. Như ví dụ ở Hình 9, 4 mảnh ghép cho biến được sinh ra. Từ đây, chúng ta có thể hiện thực được rất nhiều chương trình vẽ hoa văn đẹp như sau:

Hình 10: Chương trình vẽ hoa văn dùng vòng lặp

Lưu ý: Trong chương trình trên, để hiện thực câu lệnh Huong-dan-lap-trinh-scratch-di-chuyen-i-buoc.png, chúng ta phải ghép câu lệnh Huong-dan-lap-trinh-scratch-hinh-bai-2-1-khoi-di-chuyen.png và biến Huong-dan-lap-trinh-scratch-bien-i.png (Xem minh họa ở Hình 11).

Hình 11: Ghép câu lệnh di chuyển 10 bước và biến i

Tham khảo


Hướng dẫn lập trình Scratch