Bắt đầu với Arduino

Từ ChipFC Wiki
Phiên bản vào lúc 14:25, ngày 18 tháng 2 năm 2014 của BS135 (Thảo luận | đóng góp) (Cài đặt)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Editor.png

Bài viết này đang được phát triển hoặc chỉnh sửa lớn.
Bạn có thể đóng góp để bài viết hoàn thiện hơn.
Sau khi chỉnh sửa xong thông báo này sẽ được gỡ bỏ.

Giới thiệu

Arduino là gì?

Arduino là một nền tảng điện tử mã nguồn mở, với phần cứng và phần mềm linh hoạt, dễ dàng sử dụng. Nó dành cho nghệ sĩ, nhà thiết kế, người có sở thích và bất cứ ai quan tâm đến việc tạo các đối tượng tương tác với nhau hoặc với môi trường.[1]
Arduino thường gồm một board mạch điện tử có vi xử lý, có thể kết nối với máy tính thông qua cổng USB. Bằng phần mềm Arduino trên máy tính, người dùng có thể viết và đổ chương trình xuống board, để thực hiện các tác vụ như mong muốn. Người dùng có thể ứng dụng Arduino để lập trình tương tác với đèn, động cơ, cảm biến hoặc các thiết bị khác.
Mô hình Arduino thì đơn giản vậy, nhưng sự phổ biến và nổi tiếng của nó thì thật là kinh ngạc.
Arduino Core Team
Các nhà sáng lập Arduino (Arduino Core Team). Từ trái qua phải: David Cuartielles, Gianluca Martino, Tom Igoe, David Mellis, và Massimo Banzi. Ảnh: Randi Silberman Klett [2]

Cơn bão Arduino

Được phát hành năm 2005 như một công cụ khiêm tốn cho các sinh viên của Banzi (Một trong các sáng lập viên Arduino) tại Interaction Design Institute Ivrea (IDII)[2], cùng với sự lan truyền nhanh đến chóng mặt của nó sau đó đã biến Arduino trở thành một hiện tượng.
Arduino thực sự đã tạo nên một cơn bão trong cộng đồng người dùng DIY[3] trên toàn thế giới trong lĩnh vực điện tử. Với số lượng người dùng cực lớn và đa dạng với trình độ chuyên và không chuyên, trải rộng từ bậc phổ thông lên đến đại học đã làm cho ngay cả những người tạo ra chúng phải ngạc nhiên về mức độ phổ biến.
Đặc điểm nổi bật của Arduino là môi trường phát triển ứng dụng cực kỳ dễ sử dụng, với một ngôn ngữ lập trình có thể học một cách nhanh chóng ngay cả với những người không chuyên, ít am hiểu về điện tử và lập trình. Bạn có thể mua một bo Arduino chỉ khoảng 30USD hoặc xây dựng của riêng bạn từ đầu. Tất cả là nguồn mở (Open-Source). Các sơ đồ phần cứng và mã nguồn phần mềm đều miễn phí theo giấy phép công cộng. Kết quả là, Arduino đã trở thành phong trào phần cứng nguồn mở có ảnh hưởng nhất trong thời gian qua.
Arduino đã và đang được sử dụng rất rộng rãi trên khắp thế giới, và ngày càng chứng tỏ được sức mạnh của mình thông qua vô số ứng dụng độc đáo của người dùng trong cộng đồng nguồn mở (open-source).

ChipFC sản xuất Arduino

Arduino đã rất phổ biến trên thế giới trong nhiều năm nay. Tuy nhiên tại Việt Nam, Arduino vẫn chưa được nhiều người biết đến. Chính vì thế ChipFC quyết định mang Arduino đến cộng đồng Việt Nam.
Chi phí nhập Arduino phiên bản gốc từ Italia về Việt Nam là khá đắc và khó khăn. Thay vì lựa chọn nhập bo Arduino clone/fake từ Trung Quốc (trên bo vẫn ghi Made In Italia) với giá rất rẻ và phân phối lại, ChipFC đã lựa chọn hướng đi khác hơn là sản xuất các bo Arduino của riêng mình, ngay tại Việt Nam. Arduino là một sản phẩm nguồn mở với giấy phép công cộng[4], tuy nhiên cũng có một số hạn chế đối với người phát triển lại. Mọi người trên thế giới có thể sử dụng, chỉnh sửa, sản xuất và thương mại các phiên bản Arduino, nhưng không được sử dụng tên "Arduino" để đặt tên cho các sản phẩm của mình.
Vì thế tại ChipFC, trong tên gọi các bo arduino, chữ "Arduino" được thay bằng "Chipi" (bạn có thể đọc là chi-pi), và đi kèm chữ Arduino-Compatible. Các phiên bản Arduino do ChipFC sản xuất có một chút cải tiến so với thiết kế gốc nhằm phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, nhưng hoàn toàn tương thích với Arduino quốc tế. Và cũng tuân theo giấy phép công cộng của Arduino, các bản Arduino do ChipFC sản xuất cũng được mở để mọi người tham khảo.

Lựa chọn phiên bản Arduino phù hợp

  • Arduino UNO
  • Arduino PRO
  • Arduino Mega2560
  • Arduino LEO

Thao tác sử dụng cơ bản

Phầm mềm Arduino

Phần mềm Arduino (Arduino IDE) là phần mềm chạy trên máy tính, hỗ trợ người dùng viết chương trình, biên dịch và nạp chương trình vào bo Arduino.
Một số đặc điểm của Arduino IDE:
  • Hỗ trợ Windows, Mac OS X, Linux
  • Giao diện đơn giản dễ sử dụng
  • Có thể chạy ngay không cần cài đặt
  • Mã nguồn mở

Tải về

Các phiên bản Arduino IDE chính thức được cung cấp đầy đủ tại Arduino Software. Phiên bản ổn định mới nhật hiện tại là 1.0.5. Tùy theo hệ điều hành máy tính của mình, bạn có thể tải về theo các link sau:

Cài đặt

Trên hệ điều hành Windows

Nếu bạn tải về phiên bản cài đặt (Windows Installer):

  • Bạn cần tiến hành cài đặt trước khi sử dụng. Bạn nhấp đúp vào tập tin đã tải về (arduino-1.5.5-r2-windows.exe) và làm theo hướng dẫn của chương trình cài đặt.
  • Sau khi cài đặt hoàn tất bạn có thể vào Start → Arduino để chạy chương trình.

Nếu bạn tải về phiên bản không cần cài đặt (ZIP file):

  • Bạn chỉ cần giả nén tập tin đã tải về (arduino-1.5.5-r2-windows.zip) vào một thư mục bất kỳ trên máy của mình.
  • Sau khi giải nén bạn nhấp đúp vào tập tin Arduino.exe để chạy chương trình.
Trên hệ điều hành MAC OS

Tương tự như cài đặt trên Windows

Trên hệ điều hành Linux

Tương tự như cài đặt trên Windows

Kết nối bo Arduino với máy tính

  • Đối với bo Arduino có trang bị sẵn mạch nạp - mạch nạp onboard, ví dụ như ChipiUNO hay ChipiPRO (phiên bản có mạch nạp sẵn), trên mạch thường có một cổng USB. Bạn chỉ cần sử dụng một cáp USB để kết nối bo mạch Arduino với máy tính thông qua cổng USB này.
  • Đối với bo Arduino không có trang bị sẵn mạch nạp, như ChipiPRO (phiên bản không có mạch nạp sẵn). Bạn cần thêm một mạch nạp, như USB to Serial - FTDI làm trung gian giữa máy tính và bo Arduino của bạn. Kết nối mạch nạp với bo Arduino thông qua hàng rào 6, và kết nối mạch nạp với máy tính thông qua cáp USB.

Cài đặt Driver

Thông thường thì khi kết nối bo Arduino với máy tính lần đầu tiên, một driver trên máy tính sẽ được yêu cầu cài đặt, việc này nhằm giúp máy tính và bo Arduino hiểu nhau và giao tiếp được với nhau. Đối với đa số trường hợp thì quá trình này sẽ được tự động, bạn chỉ việc kết nối bo với máy tính và đợi giây lát để hệ thống làm việc.
Để kiểm tra bạn có thể mở phần mềm Arduino, đã hướng dẫn cài đặt ở trên, vào menu Tools → Serial Port, bạn sẽ thấy có một menu dạng COMx mới xuất hiện, với x là một số chỉ thứ tự của cổng COM trong hệ thống. Khi ngắt kết nối giữa bo Arduino với máy tính thì menu này sẽ mất đi.
Trong trường hợp hệ thống không tự cài đặt driver được, khi đó sẽ cần đến sự trợ giúp của bạn. Hướng dẫn cài đặt Driver FTDI

Nạp chương trình đầu tiên cho bo Arduino của bạn

Xử lý sự cố

Sử dụng nâng cao

Thư viện Arduino

Chú thích

  1. Arduino.cc
  2. 2,0 2,1 The Making of Arduino
  3. Do It Yourself - những người tự chế ra sản phẩm của mình
  4. Arduino Trademark Licensing