Khác biệt giữa các bản “Bài 1: Scratch - Ngôn ngữ lập trình "kéo thả"”

Từ ChipFC Wiki
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
(Ngôn ngữ là gì?)
(Ngôn ngữ là gì?)
Dòng 8: Dòng 8:
 
== Nội dung chi tiết ==
 
== Nội dung chi tiết ==
 
=== Ngôn ngữ là gì? ===
 
=== Ngôn ngữ là gì? ===
[[Tập tin:Huong-dan-lap-trinh-scratch-hinh-1.png|nhỏ|Hình  1: Hai hệ thống ngôn ngữ giao tiếp với nhau thông qua "Thông dịch viên"]]
 
  
 
Để tìm hiểu khái niệm về ngôn ngữ lập trình, trước tiên chúng ta khái quát qua một số đặc điểm đặc trưng của khái niệm ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một hệ thống để con người có thể giao tiếp và liên lạc với nhau. Nói một cách khác, ngôn ngữ là công cụ để con người có thể truyền đạt những tư tưởng của mình cho người khác. Tuy nhiên, khi hai người không dùng một hệ thống ngôn ngữ, thì vấn đề giao tiếp sẽ được thực hiện như thế nào?
 
Để tìm hiểu khái niệm về ngôn ngữ lập trình, trước tiên chúng ta khái quát qua một số đặc điểm đặc trưng của khái niệm ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một hệ thống để con người có thể giao tiếp và liên lạc với nhau. Nói một cách khác, ngôn ngữ là công cụ để con người có thể truyền đạt những tư tưởng của mình cho người khác. Tuy nhiên, khi hai người không dùng một hệ thống ngôn ngữ, thì vấn đề giao tiếp sẽ được thực hiện như thế nào?
 +
 +
[[Tập tin:Huong-dan-lap-trinh-scratch-hinh-1.png|nhỏ|trái|Hình  1: Hai hệ thống ngôn ngữ giao tiếp với nhau thông qua "Thông dịch viên"]]
  
 
Hình  1 là một ví dụ về hai hệ thống ngôn ngữ khác nhau: Tiếng Việt và Tiếng Anh. Trong thực tế, thông thường một thông dịch viên sẽ đóng vai trò là cầu nối để liên kết giữa hai hệ thống ngôn ngữ. Và hiển nhiên, thông dịch viên phải có khả năng hiểu được hai ngôn ngữ.
 
Hình  1 là một ví dụ về hai hệ thống ngôn ngữ khác nhau: Tiếng Việt và Tiếng Anh. Trong thực tế, thông thường một thông dịch viên sẽ đóng vai trò là cầu nối để liên kết giữa hai hệ thống ngôn ngữ. Và hiển nhiên, thông dịch viên phải có khả năng hiểu được hai ngôn ngữ.

Phiên bản lúc 07:38, ngày 22 tháng 2 năm 2018


Mục tiêu

  • Học sinh hiểu được khái niệm ngôn ngữ lập trình là gì
  • Học sinh nắm được tư tưởng lập trình “kéo thả”
  • Học sinh làm quen với giao diện lập trình trên Scratch

Nội dung chi tiết

Ngôn ngữ là gì?

Để tìm hiểu khái niệm về ngôn ngữ lập trình, trước tiên chúng ta khái quát qua một số đặc điểm đặc trưng của khái niệm ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một hệ thống để con người có thể giao tiếp và liên lạc với nhau. Nói một cách khác, ngôn ngữ là công cụ để con người có thể truyền đạt những tư tưởng của mình cho người khác. Tuy nhiên, khi hai người không dùng một hệ thống ngôn ngữ, thì vấn đề giao tiếp sẽ được thực hiện như thế nào?

Hình 1: Hai hệ thống ngôn ngữ giao tiếp với nhau thông qua "Thông dịch viên"

Hình 1 là một ví dụ về hai hệ thống ngôn ngữ khác nhau: Tiếng Việt và Tiếng Anh. Trong thực tế, thông thường một thông dịch viên sẽ đóng vai trò là cầu nối để liên kết giữa hai hệ thống ngôn ngữ. Và hiển nhiên, thông dịch viên phải có khả năng hiểu được hai ngôn ngữ.

Ngôn ngữ lập trình là gì?

Hình 2: Ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ máy

Tương tự như khái niệm ngôn ngữ bên trên, ngôn ngữ lập trình là hệ thống ngôn ngữ dành cho máy tính, giúp máy tính hiểu và thực hiện một số chức năng nào đó. Không may mắn cho chúng ta, ngôn ngữ dành cho máy tính rất phức tạp vì nó chỉ làm việc với các kí hiệu 0 và 1. Ngôn ngữ dành cho máy tính còn có một tên gọi khác, là ngôn ngữ máy.

Ở thời kì đầu, khi máy tính mới được phát minh, chỉ những chuyên gia mới có thể làm việc được với máy tính. Tuy nhiên, qua thời gian, con người bắt đầu thiết kế những “thông dịch viên máy tính” để có thể kéo gần khoảng cách giữa ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ máy. Với sự trợ giúp của thông dịch viên, một hệ thống ngôn ngữ mới được đưa ra, và được gọi là ngôn ngữ lập trình. Ngôn ngữ lập trình thế hệ mới giúp cho việc tương tác giữa con người với máy tính được gần gũi hơn và thuận tiện hơn.

Ngôn ngữ lập trình Scratch

Ngôn ngữ Scratch được ra đời theo xu thế phát triển của ngôn ngữ lập trình, với mục tiêu đơn giản hóa việc lập trình của con người và hướng tới số đông người dùng. Sử dụng Scratch, người dùng không còn phải gõ từng câu lệnh như các ngôn ngữ truyền thống (ví dụ Pascal). Việc viết một chương trình được thực hiện bằng cách “kéo thả” các câu lệnh tương ứng và ráp nối chúng lại với nhau. Môi trường lập trình trên Scratch vì vậy, đặc biệt thích hợp cho mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề và không đòi hỏi nhiều kĩ năng lập trình khi mới bắt đầu.

Một số thông tin bên lề về Scratch, chúng ta có thể tìm hiểu thêm trên mạng ở địa chỉ https://scratch.mit.edu. Đây là hệ thống ngôn ngữ lập trình do nhóm nghiên cứu Lifelong Kindegarden Group thuộc đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) thiết lập đầu năm 2008. Ý tưởng ban đầu của nhóm chỉ là thiết lập một ngôn ngữ lập trình mới, đơn giản, chỉ dùng kéo thả, dành cho trẻ con để thiết lập trò chơi, phim hoạt hình, ứng dụng đơn giản, kích thích sự sáng tạo trong môi trường làm việc nhóm của trẻ.

Tuy nhiên Scratch chỉ thực sự bùng nổ từ năm 2014 khi một số quốc gia như Anh, Mỹ đã đổi mới đột phá chương trình giảng dạy môn Tin học trong nhà trường, đưa nội dung kiến thức Khoa học máy tính vào nhà trường ngay từ cấp Tiểu học. Việc điều chỉnh chương trình môn Tin học này đã kéo theo sự gia tăng bùng nổ của Scratch trên phạm vi toàn thế giới. Số lượng học sinh đăng ký tham gia trang Scratch tăng đột biến cả về số lượng và chất lượng. Thực tế đã chứng minh tính hấp dẫn của các môi trường lập trình kéo thả như Scratch, sự đam mê lập trình của trẻ nhỏ. Scratch vô cùng thích hợp cho trẻ lứa tuổi từ 6 đến 14, tức là các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở ở Việt Nam. Ngoài ra, Scratch cũng rất thích hợp để tạo ra các ứng dụng đồ họa, animation, bài học, bài giảng, mô phỏng kiến thức, trình diễn, sách điện tử, trò chơi, … rất phù hợp với nhà trường, giáo viên, học sinh.